Nhân giống và trồng trọt Chuối tá quạ

Do thời gian trồng kéo dài và khó ra buồng, nên chuối tá quạ trở nên khan hiếm và trở thành trái cây đặc sản của huyện Cầu Kè, Trà Vinh.[2][16] Tuy nhiên, giống chuối này thích nghi tốt với đất nhiễm phèn.[15] Trồng một vườn chuối tá quạ không đơn giản, do cây ít đâm chồi, mỗi cây mẹ thường chỉ mọc từ 1-2 mầm con,[2][7][8] nên đào xới từng cây giống để trồng một vườn khá khó khăn.[4] Theo thời gian, cây con nhỏ bị thoái hóa, dễ bị bệnh và chất lượng quả kém dẫn đến lợi nhuận thấp.[9] Để giảm thời gian trồng, hiện phương cấy mô cây giống đang rất phổ biến.[4] Thông thường, khoảng 2 năm giống chuối này sẽ cho 3 vụ thu hoạch.[2][8]

Dùng phương pháp in vitro đế nhân giống. Môi trường thích hợp để chuối tá quạ tái sinh chồi là môi trường MS có bổ sung các hợp chất gồm napthan acetic acid (NAA) 0,1 mg/l, adenine hemisulfate 100 mg/l, nước dừa 10% v/v, saccarose 30gr/l, agar 8gr/l, 6-benzylaminopurine (BAP) 5mg/l, pH bằng 5,8 và mẫu cấy trong điều kiện tối hoàn toàn sẽ cho số lượng chồi tái sinh cao nhất.[9][10] Để đạt số chồi nhân nhanh tối ưu trên cây chuối tá quạ cần dùng môi trường có thành phần: môi trường MS bổ sung chất điều hòa sinh trưởng gồm adenine hemisulfate 100 mg/l, nước dừa 10% v/v, saccharose 30gr/l, agar 8gr/l, BAP 7mg/l, pH bằng 5,8.[9][10] Để đạt được tỉ lệ mẫu ra rễ, số lượng rễ, chiều dài rễ, chiều cao thân cũng như số lá/cây tối ưu cho quá trình cây chuối tá quạ tái sinh hoàn chỉnh cần nuôi cấy trong môi trường có thành phần dinh dưỡng: MS bổ sung NAA với nồng độ 1 mg/l, adenine hemisulfatehemisulfate 100 mg/l, nước dừa 10% v/v, saccarose 20gr/l, agar 8gr/l, pH được điều chỉnh ở mức 5,8. Cây chuối được thuần dưỡng trong thành phần cơ chất đất thịt, phân chuồng, mùn dừa với tỉ lệ 2:1:2 sẽ sinh trưởng tốt nhất.[9][10]

Cấy mô cho ra cây giống khỏe, không nhiễm bệnh, có sẵn rễ và lá, hấp thụ đất và phát triển nhanh. Trồng đồng loạt dễ chăm sóc và thu hoạch các buồng chuối. Bón lót, bón thúc, tưới nước đầy đủ. Chọn cách trồng độc canh hay đa canh (trồng trong vườn cùng cây ăn quả khác) đều được.[13] Nếu trồng đa canh cần giữ khoảng cách đủ rộng cho cây chuối cũng như ánh sáng đủ 6-7 giờ/ngày để chuối phát triển. Nếu trồng độc canh nên chọn đất tốt, đủ nước tưới. Tuy độ ẩm cần thiết nhưng nếu chuối tá quạ bị úng nước, chỉ sau 5-6 ngày ngập gốc, sẽ gập lá và chết.[13] Lên liếp cao 50-60cm, khoảng cách trồng 3×4 m/cây, đặt cây vào hố đất thấp hơn mặt liếp 20 cm, hai hàng, tưới nước và phủ cỏ giữ ẩm thường xuyên để chăm cây. Bón phân NPK 20-20-15, 3-4 lần/ năm theo độ lớn thân cây, màu lá kèm vun đất ấm bụi. Để giữ hình dáng đẹp cần bọc buồng chuối bằng bao nilon màu xanh, cắt bỏ hoa dưới nải chuối, bọc một muỗng phân urê che phủ vị trí trục buồng vừa cắt hoa, giúp quả chuối lớn hơn. Chuối tá quạ trồng khoảng 8 - 9 tháng sẽ trổ hoa, sau 6-7 tháng có thể thu hoạch buồng chuối.[13] Hiện tại, hợp tác xã tại huyện đang hỗ trợ các nhà vườn trồng chuối tá quạ theo quy định của VietGAP để bảo đảm chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu và truy xuất nguồn gốc rõ ràng trên sản phẩm.[15]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chuối tá quạ https://danviet.vn/loai-qua-khong-lo-tung-bi-cho-l... https://danviet.vn/giong-chuoi-sieu-to-khong-lo-da... https://danviet.vn/chiem-nguong-loai-chuoi-khong-l... https://congan.com.vn/doi-song/giong-chuoi-khong-l... https://vnexpress.net/ve-mien-tay-thuong-thuc-chuo... https://khcn.tvu.edu.vn/files/project/bao_cao_tong... https://scholardocs.dlu.edu.vn/ViewPDFOnline/docum... https://www.worldcat.org/issn/1859-4816 https://www.baotravinh.vn/kinh-te/san-pham-ocop-na... https://danviet.vn/giong-chuoi-khi-tro-buong-van-m...